Thị trường đồ uống tại Việt Nam rất tiềm năng

Tháng Ba 2, 2009

Theo các chuyên gia nghiên cứu tại buổi giới thiệu Drinktec 2009 tại Hà Nội ngày 26/2, thị trường đồ uống Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng đáng kể trong những năm tới.

Theo đó tổng lượng đồ uống bán lẻ được tiêu thụ tại Việt Nam vào năm 2012 sẽ tăng 46% so với năm 2007 (2007: 530 triệu lít, 2012: 970 triệu lít).

Nhìn chung, thị trường đồ uống tại Việt Nam là một thị trường còn nhiều tiềm năng, đặc biệt tại các thành phố và thị trấn, nơi lối sống hiện đại đang ngày càng trở nên phổ biến dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói.

Ngoài ra mặt hàng sữa cũng đang trở nên phổ biến với lượng tiêu thụ sữa theo đầu người vào năm 2012 được dự kiến tăng 22% so với năm 2007 (2007: 1,8 lít, 2012: 2,2 lít).

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam cho biết, phần lớn các dây chuyền sản xuất rượu-bia-đồ uống của các thành viên trong Hiệp hội đều được mua từ các hội chợ như Drinktec.


Clip quảng cáo cà phê Nestlé

Tháng Hai 24, 2009

Nguyên liệu chế biến cà phê ‘dính’ melamine

Tháng Chín 29, 2008

Chiều qua, kết quả xét nghiệm mẫu Non dairy creamer – chất nhũ sữa dùng pha chế cà phê hòa tan Top Choice của Công ty Lựa chọn đỉnh, Củ Chi, TP HCM – đã dương tính với chất gây sỏi thận.

Kết quả do Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP HCM, thuộc Sở khoa học công nghệ thành phố đưa ra từ mẫu nguyên liệu mà Sở Y tế đã gửi kiểm nghiệm melamine, một tuần trước.

Số nguyên liệu có mẫu dính melamine tại kho. Ảnh: Thiên Chương.

Theo biên bản làm việc của thanh tra y tế ngày 20/9, Công ty Lựa chọn đỉnh có 110 tấn nguyên liệu bột kem Non dairy creamer của Trung Quốc tại kho, gồm 5 loại khác nhau. Các lô nguyên liệu này có hóa đơn chứng từ nhập khẩu rõ ràng. Thanh tra chọn ngẫu nhiên 2 trong 5 loại mang đi kiểm tra, thì một trong đó có melamine với hàm lượng là 11 ppb.

Xem tiếp…


Việt Nam có thể trở thành nước sản xuất ca cao hàng đầu thế giới

Tháng Chín 20, 2008

Ngoài chất lượng cao, ca cao Việt Nam còn có hương vị đặc biệt

Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp – Tài nguyên và chất lượng thực phẩm Hà Lan đã tổ chức hội thảo hợp tác khu vực nhà nước và tư nhân giữa Việt Nam và Hà Lan về phát triển bền vững ngành ca cao Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần cho biết, ca cao là cây trồng đang phát triển tại Việt Nam. Tính đến tháng 5/2007, diện tích trồng ca cao trên cả nước đạt gần 9.000ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Bến Tre, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bình Phước, Đắklắk… Chất lượng hạt ca cao Việt Nam đã được nhiều DN, tổ chức đánh giá cao so với ca cao của nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Theo ông Sharief Mohamed – chuyên viên cao cấp Bộ Nông nghiệp – Tài nguyên và chất lượng thực phẩm Hà Lan, Việt Nam rất có tiềm năng phát triển ca cao ở những vùng đất đai phù hợp, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam. Nếu có chính sách phù hợp, Việt Nam có thể trở thành nước sản xuất ca cao hàng đầu trên thế giới bởi ngoài chất lượng cao, ca cao Việt Nam còn có hương vị đặc biệt.

Xem tiếp…


Cà phê kiểu Việt

Tháng Chín 18, 2008

Cà phê ở Việt Nam có hai loại chính. Loại thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: coffea arabica). Loại thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: coffea canephora hay coffea robusta).

Giống cà phê arabica có đặc điểm chỉ phát triển ở độ cao từ 1.000 mét (so với mực nước biển) phù hợp với khí hậu vùng cao miền Bắc và Lâm Đồng trở lên Đà Lạt. Còn cà phê robusta thì phát triển tốt ở cao độ thấp hơn mà vùng Buôn Ma Thuột và Dắk Lắk hiện nay được coi là thủ phủ của cà phê robusta. Hàm lượng caffeine trong hạt cà phê robusta khoảng 2 – 4%, trong khi ở cà phê arabica chỉ khoảng 1 – 2%. Cà phê vối chứa hàm lượng caffeine cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè, do đó cà phê vối giá trị không bằng cà phê chè.

Xem tiếp…


Mục tiêu phát triển 500ha chè ở Tủa Chùa: Muôn vàn điều khó

Tháng Chín 17, 2008

Nói đến Tủa Chùa, nhiều người nghĩ ngay đến đặc sản chè Shan Tuyết. Chính điều này là cơ sở để UBND tỉnh Điện Biên đề ra mục tiêu phát triển diện tích chè lên 500ha vào năm 2010. Tuy nhiên, để mục tiêu này trở thành hiện thực, các cấp chính quyền và ngành nông nghiệp cần phải có biện pháp khắc phục hạn chế khó khăn như: thiếu vốn, đất, kinh nghiệm trồng, chăm sóc, khâu tiêu thụ…

 

Tiềm năng sẵn có

Huyện Tủa Chùa hiện có trên 10.000 gốc chè cổ thụ, trong đó có 12 cây được Viện Chè Việt Nam khoanh vùng bảo vệ nguồn gien và chọn làm giống để nhân rộng.

Ngoài chè cây cao, Tủa Chùa còn có hàng trăm hécta chè Shan Tuyết cây thấp được trồng từ năm 1972 đến nay. Năm 2007, sản lượng chè búp tươi toàn huyện đạt 64 tấn, chế biến được 8 tấn chè khô, với mức giá trung bình 90.000 đồng/kg chè khô, tổng thu nhập từ chè đạt 720 triệu đồng.

Ông Vừa Vả Mua ở Sín Chải được xem là người giàu nhất xã nhờ trồng chè. Gia đình ông có trên 200 cây chè cổ thụ, mỗi năm hái 4 lứa, thu gần 20 triệu đồng. Ở Sín Chải, Tả Sìn Thàng…, số hộ có thu nhập 7 – 8 triệu đồng/năm từ trồng chè không phải là hiếm. Chè trở thành cây “tậu trâu, cưới dâu, làm nhà và mua xe máy…” của nhiều gia đình.

Xem tiếp…


Các cơ sở chế biến chè đen còn thiếu điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thự phẩm

Tháng Chín 17, 2008

Để có được sản phẩm chè đáp ứng được các yêu cầu VSATTP, phù hợp với yêu cầu về sản xuất, chế biến chè của Bộ NN thì các cơ sở chế biến chè đen cần phải có những nỗ lực cao trong việc cải tạo, nâng cấp nhà xưởng cũng như cải tạo lại dây chuyền chế biến.

Các đơn vị sản xuất chè đen theo công nghệ CTC hầu hết đều có dây chuyền sản xuất mới được nhập đồng bộ từ Ấn Độ, được tự động hoá cao, nhà xưởng cũng mới được xây dựng (khoảng từ năm 2002 trở lại đây) nên hầu như tất cả đều đảm bảo các yêu cầu về VSATTP. Mặc dù vây, một số đơn vị như Công ty CP chè Hà Nội (Thái Nguyên) do hạn chế về mặt bằng nhà xưởng nên việc đảm bảo VSATTP trong sản xuất chưa cao.

Xem tiếp…


Quy trình chế biến cà phê hòa tan

Tháng Chín 12, 2008

Cà phê uống liền (instant coffee) là một loại đồ uống bắt nguồn từ cà phê. Cà phê uống liền xuất hiện trên thị trường vào những năm 1950. Từ đó, cà phê uống liền đã phát triển nhanh chóng và trở thành loại cà phê phổ biến nhất, được uống bởi hàng triệu người trên toàn thế giới. Loại cà phê này rất tiện sử dụng, nhưng quy trình chế biến ra nó lại đòi hỏi những công nghệ hết sức phức tạp và đắt đỏ.

Chế biến

Quy trình chế biến cà phê đi qua ba bước để khử nước trong cà phê, chuyển cà phê sang dạng những hạt nhỏ (granule). Ba bước đó là: Khử “giai đoạn đầu” (pre-stripping), khử những chất hoà tan được của cà phê (soluble coffee solids) và sấy khô.

Xem tiếp…


Kiểu Dáng Bao Bì Các Sản Phẩm Trà – Cà Phê

Tháng Tám 26, 2008

Xem tiếp…


Xây dựng thương hiệu cho cà-phê Việt Nam

Tháng Tám 4, 2008

Để cà-phê Việt Nam có một thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng quốc tế, những nhà hoạch định chính sách cũng như người trồng cà phê vẫn còn rất nhiều việc phải làm…

Sự phát triển của cây cà-phê nước ta là thành tựu lớn trong thế kỷ 20. Từ chỗ không được ghi vào bản đồ các nước trồng cà-phê, đến nay, diện tích cà-phê của Việt Nam đã đứng vị trí thứ hai chỉ sau Brasil về cà-phê xuất khẩu trên thị trường thế giới, và là nước duy nhất có năng suất cà-phê vối cao kỷ lục. Tuy nhiên để cà-phê Việt Nam có một thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng quốc tế, vẫn còn rất nhiều việc phải làm…

Sản lượng cao, thu nhập lớn nhưng giá trị xuất khẩu chưa cao

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp nước ta phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái để phát triển những sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Cà-phê là một trong những nông sản điển hình đó. Mặc dù gia nhập thị trường thế giới muộn hơn nhiều so với các nước sản xuất cà-phê truyền thống, nhưng Việt Nam đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở nhiều nước, trong đó có những thị trường rất khó tính như Mỹ, Ðức và các nước châu Âu khác.

Từ những cây cà-phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Ðến nay, cà-phê ở Việt Nam được trồng nhiều tại các tỉnh Tây Nguyên với hơn 600 nghìn ha, đạt sản lượng gần 700 nghìn tấn, thuộc vào loại năng suất cao hàng đầu trên thế giới. Có thể nói, ngành cà-phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây. Ðó cũng là một trong những nguồn xuất khẩu chính, mang lại cơ hội công ăn việc làm và thu nhập ngày một cao cho người sản xuất kinh doanh cà-phê.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10-2007, nước ta xuất khẩu được 41,6 nghìn tấn cà-phê với kim ngạch đạt 72,86 triệu USD, tăng 9,12% về lượng và tăng 10,5% về trị giá so với tháng 9-2007, tăng 6,55% về lượng và tăng 40,45% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006. Cùng với sự gia tăng sản lượng cà-phê xuất khẩu và dẫn đầu thế giới về sản lượng cà-phê Robusta (cà-phê vối) nhưng giá trị xuất khẩu cà-phê nước ta đem lại không cao do giá xuất khẩu còn thấp vì chất lượng thấp. Chất lượng cà-phê xuất khẩu là một thách thức về khả năng cạnh tranh của chúng ta.

Theo báo cáo của Hiệp hội Cà-phê – Ca- cao Việt Nam, trong sáu tháng tính đến tháng 3-2007, cà-phê xuất khẩu có nguồn gốc Việt Nam chiếm 88% trong tổng số cà-phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới. Cùng một loại sản phẩm, nhưng giá cà-phê xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn các nước trong khu vực từ 50 đến 70 USD/tấn, nhiều khi sự chênh lệch này còn lên đến 100 USD. Nguyên nhân bởi từ trước đến nay, cà-phê xuất khẩu của nước ta được đánh giá theo tiêu chuẩn cũ của năm 1993 (TCVN: 4193-93).

Theo tiêu chuẩn này, sản phẩm hầu hết được bán ở dạng “thô”. Ðây là tiêu chuẩn phổ biến mà nhiều doanh nghiệp áp dụng để xuất khẩu cà-phê Robusta (R2), tức là cà-phê có độ ẩm 13%, tạp chất 1%, hạt đen vỡ 5% và hạt trên sàn 13 đạt 90%. Và như vậy, vô hình trung chúng ta đã xuất khẩu cả một lượng cà-phê xấu đáng lẽ phải được thải loại. Các nhà thu mua cà-phê R2 đã tìm cách ép giá, trừ hao hụt tạp chất, hạt đen vỡ khi ký hợp đồng nên kim ngạch xuất khẩu cà-phê của chúng ta không tăng cao cho dù sản lượng tăng rất cao. Vì vậy, cà-phê Việt Nam phải bán với giá thấp hơn rất nhiều so với thế giới.

Tăng cường quản lý chất lượng cà-phê xuất khẩu

Cà-phê Việt Nam từ lâu được khẳng định, có chất lượng tự nhiên cao và có hương vị đậm đà do được trồng ở độ cao nhất định so với mặt biển. Nhưng do khâu thu hái, phơi sấy, chế biến không tốt đã ảnh hưởng đến chất lượng vốn có. Cà-phê Việt Nam đã có mặt trên toàn thế giới, nhưng dường như người tiêu dùng trên thế giới vẫn chưa biết, họ hằng ngày vẫn đang dùng cà-phê hiệu Nestle, Maxell, Folger…

Theo tiêu chuẩn Hội đồng cà-phê Quốc tế (ICO) quy định từ năm 2004 (Tiêu chuẩn ISO10470: 2004) thì hạt cà-phê xuất khẩu được lựa chọn bằng cách cân các hạt lỗi (hạt đen, hạt nâu và hạt vỡ) và chất lượng được quyết định bởi số lượng hạt lỗi có trong cà-phê. Cụ thể là cà-phê Arabica không được quá 86 lỗi trong 1 mẫu 300g, cà-phê Robusta không được quá 150 lỗi trên 1 mẫu 300g. Hai loại cà-phê này phải có hàm lượng ẩm không quá 8% và 12,5%. Tuy nhiên, đây vẫn là tiêu chuẩn có tính chất tự nguyện nên tất yếu dẫn đến tình trạng cà-phê chúng ta vẫn áp dụng theo tiêu chuẩn cũ để xuất khẩu.

Trước tình hình chất lượng cà-phê Việt Nam bị đánh giá thấp, chất lượng xuất khẩu không ổn định dẫn đến bị ép cấp, ép giá, làm giảm giá trị xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra tiêu chuẩn mới để đánh giá chất lượng xuất khẩu cho cà-phê Việt Nam mang tên (TCVN: 4193:2005) từ năm 2005 và yêu cầu áp dụng cho các doanh nghiệp từ niên vụ cà-phê 2006 -2007 để phù hợp với cách phân loại của Hội đồng Cà-phê thế giới, đánh dấu bước đầu “chuyên nghiệp” hóa trong việc quản lý chất lượng cà-phê xuất khẩu ở nước ta.

Cơ sở của thương hiệu

Tại hội thảo “Triển vọng thị trường, chất lượng và cơ cấu ngành hàng cà-phê 2008” do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức tại Hà Nội thì trong 15 năm qua, cà-phê Robusta trên thế giới đạt tốc độ tăng trưởng nhanh gấp đôi cà-phê Arabica, lượng tiêu thụ cà-phê tăng tập trung ở những nước đang phát triển và các thị trường cà-phê mới nổi. Theo Trưởng nhóm phân tích chiến lược của ICO “Việt Nam là quốc gia được công nhận có chi phí sản xuất thấp nhất nhưng cho sản lượng cao nhất trong số các nước xuất khẩu cà-phê Robusta”.

Như vậy, cà-phê Việt Nam đang đứng trước cơ hội thuận lợi để mở rộng thị trường và nâng cao sản lượng xuất khẩu. Vì vậy, những việc cần phải làm ngay đối với những nhà kinh doanh xuất khẩu cà-phê đó là phải tuân thủ những quy định của Nghị quyết 420 của ICO về chất lượng cà-phê. Nhà nước cần có quy định bổ sung mặt hàng cà-phê nằm trong danh mục bắt buộc phải kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi thông quan.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu nông sản cho rằng, cơ sở của thương hiệu là vùng nguyên liệu đồng nhất, chất lượng cao và an toàn. Thực tế, hiện nay trừ vùng nguyên liệu cà-phê Ðác Lắc là tương đối lớn còn những vùng nguyên liệu cà-phê ở Ðông Nam Bộ hay Bắc Trung Bộ còn manh mún, nhỏ lẻ và chưa thật sự xây dựng được thương hiệu của mình.

Do vậy, giải pháp quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu hiện nay của ngành cà-phê là rất cần thiết. Ðây là những yếu tố làm tăng chất lượng của cà-phê Việt Nam. Trong thời kỳ hội nhập, với tư cách là thành viên của WTO, nông sản xuất khẩu nói chung và cà-phê xuất khẩu nói riêng sẽ có những thời cơ nhưng cũng nhiều thách thức trước các hạn định, nguyên tắc của tổ chức.

Vì vậy cần trang bị kiến thức, nâng cao năng lực hội nhập WTO cho cán bộ và nhân dân các vùng chuyên canh cà-phê để họ hiểu rõ vận hội, nắm bắt thời cơ, hạn chế nguy cơ, đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành. Tạo điều kiện cho ngành cà-phê xuất khẩu, có những chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro trước những biến động của thị trường.

Mặt khác, tăng cường vai trò của Hiệp hội Cà-phê – Ca cao Việt Nam để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh cà-phê trong nước nhằm xây dựng thương hiệu cà-phê “made in Vietnam” uy tín trên thị trường thế giới.

Nguồn: nhandan.com.vn


Việt Nam đứng hàng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè

Tháng Tám 4, 2008

Trong 2 ngày 19 – 20/7, tại Hà Nội sẽ diễn ra “Ngày chè Việt 2008”. Sự kiện này được tổ chức nhân dịp 50 năm ngày Bác Hồ về thăm ngành chè và 20 ngày thành lập Hiệp hội chè Việt Nam. Cho đến thời điểm này, chè Việt Nam đã có mặt ở 118 quốc gia, đứng hàng thứ 5 trên thế giới cả về sản lượng và xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Thụ, Phó Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam cho biết, từ năm 2003 – 2007, sản lượng xuất khẩu của chè Việt Nam đã tăng hơn gấp 3 lần (từ dưới 60.000 tấn lên tới trên 180.000 tấn).

Việt Nam hiện có 3 loại chè: chè đen, chè xanh và một số loại chè khác. Trong đó, chè đen thì chủ yếu là để xuất khẩu, còn chè xanh thì lượng tiêu thụ ở trong nước và xuất khẩu là tương đương. Hiện trên cả nước có khoảng 20 doanh nghiệp chè với 60 dòng sản phẩm được đăng ký thương hiệu chè Việt. 

Ban tổ chức cho biết, trong ngày hội chè Việt 2008, sẽ có 25 gian hàng giới thiệu các sản phẩm chè hảo hạng của các doanh nghiệp được đặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ; tổ chức Báo công lên Bác Hồ; Dâng hương trước tượng đài Lý Thái Tổ… 

Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn


Chè Tuyết San được được cấp chứng chỉ ISO

Tháng Tám 4, 2008

Công ty cổ phần Trà Than Uyên (Lai Châu) vừa được Công ty TQ CSI INTERNATIONAl – đơn vị đại diện của Tập đoàn đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Vương quốc Anh cấp chứng chỉ ISO 22000:2005 cho sản phẩm chè xanh Tuyết San.

Đây là doanh nghiệp duy nhất của ngành chè Việt Nam và là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Lai Châu được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chất lượng châu Âu.

Công ty chè Than Uyên được thành lập từ năm 1960, tiền thân là Nông-Lâm trường Than Uyên. Đơn vị đang quản lý vùng chè rộng gần 1.500ha. Nhà máy chế biến của Công ty hiện có 4 dây truyền công nghệ chế biến chè truyền thống và hiện đại với công xuất 60 tấn/ngày.

Bốn sản phẩm chủ yếu của Công ty là chè Dẹt, chè Cung Dung, chè Lăn và chè Bao Chủng đã được sản xuất theo đơn đặt hàng của 10 công ty trong và ngoài nước, xuất khẩu đi 8 quốc gia trên thế giới.

Nguồn: kinhte24h.com


Yên Bái đạt năng suất 10 tấn chè búp tươi/ha

Tháng Tám 4, 2008

Huyện Văn Chấn (Yên Bái) hiện có hơn 4.200 ha chè, trong đó 3.800 ha chè kinh doanh, hằng năm cho sản lượng 3.000 tấn chè búp tươi đem lại nguồn thu hơn 70 tỷ đồng.

Nhờ cây chè mà hàng nghìn hộ nông dân dân tộc thiểu số trong huyện đã xoá được nghèo, đời sống từng bước được ổn định và vươn lên làm giàu.

Ðể nâng cao chất lượng và uy tín thương hiệu, Văn Chấn đã cải tạo, trồng mới được gần 800 ha chè bằng các giống chè lai như: chè Bát Tiên, Phúc Vân Tiên và Kim Tuyên. Nhiều hộ bước đầu đã có thu nhập cao khẳng định rõ hiệu quả kinh tế của cây chè. 

Ông Nguyễn Tiến Luật ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ (huyện Văn Chấn) cho biết: Từ năm 2005 gia đình ông đã chuyển đổi từ việc trồng chè trung du sang trồng chè giống mới LDP2, năng suất, chất lượng chè đã từng bước được cải thiện. 

Mặc dù năm đầu năng suất chưa cao do phải tạo tán và chăm sóc, nhưng từ năm thứ 2 trở đi, năng suất đã dần tăng lên. Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ là địa phương có diện tích chè trồng mới gần 450 ha, trong đó chè cải tạo là 150 ha chủ yếu là các giống LDP2, chè Phúc Vân Tiên cho năng suất từ 8 đến 10 tấn chè búp tươi/ha mang lại nguồn thu từ 20 đến 30 triệu đồng/năm. Nhiều gia đình đã có thu nhập 70 triệu đồng nhờ cây chè lai năng suất cao, chất lượng tốt được khách hàng ưa chuộng. 

Nguồn: agroviet.gov.vn


Thông tin về thị trường chè Việt Nam

Tháng Tám 4, 2008

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2008 đạt 44.066.425 USD, với lượng xuất đạt 34.118 tấn.

– Xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 5 đạt 146 tấn, với trị giá 341.365 USD. Tính chung 5 tháng đạt 393 tấn, với trị giá 791.166 USD.

– Tổng cục Thuế vừa gửi công văn tới cơ quan thuế các địa phương để hướng dẫn áp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với sản phẩm chè các loại.
Cụ thể, chè đen, chè xanh các loại thuộc nhóm 0902 áp dụng thuế GTGT 10%, nhưng chè tươi phơi khô chưa chế biến cũng thuộc nhóm 0902 chỉ phải chịu thuế GTGT 5%. Chè tươi qua các công đoạn làm héo, vò, lên men, sao, phơi, sấy khô, sàng phân loại thành chè bán thành phẩm để làm nguyên liệu sản xuất chè xanh, chè đen, chè hương được coi là chè khô sơ chế ở khâu kinh doanh thương mại chỉ phải chịu thuế GTGT 5%.
Cũng theo hướng dẫn Tổng cục Thuế, chè khô sơ chế từ chè tươi chế biến thành chè thành phẩm như chè đen, chè xanh, chè hương và các loại chè thành phẩm khác đóng túi lọc, đóng hộp, đóng gói, đóng thùng để xuất khẩu hoặc tiêu dùng trong nước được coi là chè đã qua chế biến nên áp dụng thuế GTGT 10%.

– Trong tháng 5/2008, xuất khẩu mặt hàng chè sang Nhật Bản đạt 15 tấn, với kim ngạch đạt 60.366 USD. Tính chung, 5 tháng đầu năm kim ngạch đạt 327.537 USD, với lượng xuất đạt 164 tấn.

– Trong tháng 5/2008, xuất khẩu mặt hàng chè sang Liên Bang Nga đạt 585 tấn, với kim ngạch đạt 782.274 USD. Tính chung, 5 tháng đầu năm kim ngạch đạt 5.237.019 USD, với lượng xuất đạt 4.343 tấn.

– Tháng 5/2008, kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam sang Malaysia đạt 163 tấn, với trị giá 81.552 USD. Tính chung, 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu 591.712 USD, với lượng xuất 1.125 tấn.

Nguồn: http://vinanet.vn


Chất lượng cà phê nhân VN được cải thiện

Tháng Sáu 28, 2008

TT – Đó là nhận định của ông Pierre Schaufelberger, giám đốc điều hành Công ty Nestlé VN, tại cuộc họp báo ngày 25-6. “Tập đoàn Nestlé toàn cầu đã tăng mua cà phê VN để xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới với số lượng khoảng 250.000 tấn/ năm, chiếm 20-25% sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của VN. Điều đó chứng tỏ cà phê VN ngày càng được người tiêu dùng thế giới thừa nhận”.

Lãnh đạo Nestlé VN cũng xác nhận nếu như trước đây khi thu mua cà phê nhân VN, tỉ lệ bị loại là 35% thì từ năm 2007 đến nay tỉ lệ này đã giảm xuống còn 29%.

LÊ NGUYÊN MINH


Trà hay cà phê, một phong cách sống

Tháng Sáu 3, 2008

Có một thói quen mà đa số cánh đàn ông thường mắc phải, đó là thú vui ngồi quán uống cà phê hoặc trà. Đằng sau sự lựa chọn đó là cả một phong cách sống, bởi cà phê và trà chuyển tải hình ảnh trái ngược nhau. Nhưng liệu hai thứ thức uống này có thật sự xứng đáng được ưu ái như thế?

Nghi thức uống trà
Xem tiếp…


Cà phê “Fast café”

Tháng Năm 30, 2008

Nhịp sống hiện đại, fast food giúp bạn thoả mãn nhu cầu tiện, gọn, nhẹ, vậy tại sao không thử thế nào là “fast café”? Nằm ngay gần đây thôi, bước qua đường đi, cà phê Brio ở ngay góc Thi Sách, nhỏ xíu, xinh xắn nhưng thực đơn thì vô cùng phong phú. Đặc biệt nhất là loại cà phê theo cách châu Âu bao gồm các loại cà phê Expresso với kem tươi, Expresso phủ bọt sữa, cà phê sữa Ý, hay cà phê nhiệt đới xay. Thử kêu cà phê nóng, phục vụ sẽ dọn ra một chiếc tách và bộ lọc ép cà phê theo kiểu Pháp.Trong đó cà phê bột được trộn lẫn với nước nóng, thiết bị lọc sẽ ép chặt, lọc ra nước cà phê tinh chất, đậm mà không đặc sánh, màu cà phê nâu và trong dậy lên mùi hương uống chung với sữa tươi rất tuyệt.

Nếu thật sự bạn quá bận rộn và muốn tiết kiệm thời gian thì hãy tin rằng những chiếc máy pha cà phê ở đây có thể pha cà phê nhanh hơn bất kỳ bà nội trợ nào và chiếc máy nướng sẽ làm cho chiếc bánh mì của bạn thơm giòn cực nhanh. Và như đã nói ở trên, không gian Cà phê Brio nhỏ xíu, bên trong quán chỉ có một băng dài làm bàn với những chiếc ghế cao quay ra đường, trông giống như kiểu quán bar, thế thôi. Ngoài sân có thêm mấy bộ bàn ghế cũng gọn gàng. Buổi sáng ngồi đây gọi đĩa mì Ý xốt cream hay nhâm nhi mấy lát bánh ngọt. Buổi trưa bạn có thể gọi điện thoại để tham khảo thực đơn cơm với giá 16.000 đồng, người phục vụ sẽ mang phần ăn đến văn phòng của bạn đúng giờ bạn muốn.  

A.M

 


Phiá sau khoảng lặng yêu thương

Tháng Năm 30, 2008

Lọt thỏm trong con đường huyên náo, ồn ào suốt ngày chỉ có khói xe với bụi đường, sự có mặt của cà phê “Lặng!” (173 Trần Huy Liệu) như một nốt trầm ngắn ngủi trong bản nhạc sôi động. Người ta đến đây để trải lòng, để “lắng nghe im lặng của đời mình”, và sẻ chia im lặng của đời người…

Điểm hẹn của sự sẻ chia

Dường như ai cũng “lặng” khi bước vào “Lặng!”

Phục vụ mở cửa không một tiếng chào ngoài cái cúi đầu khẽ khàng với ánh mắt biết cười. Gọi nước cũng chỉ viết ra giấy, hoặc chỉ tay ngay vào tên thức uống. Những vị khách nói chuyện như thầm thì. Những bản hoà tấu êm như ru. Những bản tình ca Trịnh đẹp, lắng đọng và da diết. Một bạn trẻ gật gù: “Đúng là lặng thiệt. Lặng 100%. Lâu lắm rồi mới tìm được cho riêng mình một góc lặng “đậm đặc” như thế”. Linh hồn của nét lặng thâm trầm, độc đáo này chính là những phục vụ trẻ khiếm thính. Đồng phục gọn gàng, nhã nhặn; phong thái lịch sự, tự tin cùng phong cách phục vụ khá “pro”, từ chỗ đến vì tò mò, không ít khách đã trở thành những bạn hàng thân thuộc của quán bởi lẽ họ tìm thấy một triết lý sống đẹp lặng lẽ ở nơi này.

Xem tiếp…