Nhật Bản: Chỉ có khoai mà ăn

Tháng Mười Hai 16, 2008

Nhà hàng của ông Masayuki Miura tại thành phố Nara, phía Bắc Nhật Bản đã bỏ hết món ăn ngoại quốc như thịt bò Úc, gà Brazil, cải bắp Trung Quốc… khỏi thực đơn. Thay vào đó, cửa hàng phục vụ món ăn thuần Nhật 100% như cá, gạo, rau và nhiều món truyền thống có từ mấy trăm năm nay. Ông Miura nói: “Chúng tôi muốn nhiều người ăn rau Nhật Bản”. Ông đã đi khắp nước Nhật kiếm 200 giống rau truyền thống của Nhật về trồng và chăm sóc bằng phân bón tự nhiên, để đảm bảo cung cấp rau sạch cho khách hàng.

amthucnhatban

Các học viên nước ngoài tập trình bày món ăn trong một lớp dạy nấu ăn món Nhật ở Tokyo. Các học viên này muốn đưa ẩm thực Nhật gồm những món ít béo như rau, cá, xúp về nước. Trong khi nhiều người phương Tây muốn ăn món Nhật để giảm béo, tốt cho sức khoẻ, người Nhật rủ nhau đi ăn món Tây. Ảnh: TL

Chính phủ Nhật cho biết trung bình một người Nhật hiện nay thu nạp 40% calories từ thực phẩm nội địa (so với 73% năm 1965). Với kết quả này, Nhật Bản đứng gần cuối trong bảng xếp hạng về khả năng tự túc của 30 nước thuộc tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Chính phủ đưa ra báo cáo này để cho thấy dân Nhật phải bớt phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu. Theo báo cáo này, nếu không nhập khẩu thực phẩm, bữa ăn trưa của người Nhật hiện nay chỉ có: một củ khoai tây, hai củ khoai lang và một phần tư trái táo.

Xem tiếp…


Vì sao nông dân tin vào thương lái hơn thông tin của đài báo?

Tháng Mười 4, 2008

Trên 80% hộ sản xuất bán hàng trực tiếp cho thương lái, dưới 10% hộ tiêu thụ thông qua hợp tác xã, 8% hộ mang sản phẩm bán trực tiếp tại các chợ địa phương. Lý do là nông dân sản xuất tin tưởng vào thương lái hơn các thông tin từ ti vi, đài báo,… Đây là kết quả dự án Thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam (VAMIP) do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với đại sứ quán Canada vừa công bố, sau một năm nghiên cứu.

Thiếu thông tin về khuyến nông, nông nghiệp đã làm cho giá trị của hàng nông sản Việt Nam không có tính cạnh tranh

Theo VAMIP, hầu hết hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đều ở nông thôn nên không được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, nếu có nguồn thông tin nào đó thì cũng không có ích với họ.

Xem tiếp…


Khi ngành nông nghiệp bị tấn công…

Tháng Chín 10, 2008

Cùng với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, hàng rào thuế quan và phi thuế quan lần lượt bị dỡ bỏ, thì xuất hiện ngày càng nhiều những ngành kinh tế bị đe doạ bởi hàng ngoại nhập. Mà ngành chăn nuôi heo (xem thêm bài trang 13) là một điển hình

Hàm lượng Việt Nam – ngay cả trong sản phẩm nông nghiệp cũng thấp. Ảnh: A.TH

Thời gian gần đây, nhập siêu của Việt Nam tăng vọt, khiến Chính phủ phải áp dụng nhiều biện pháp đặc biệt để kiềm chế nhập siêu. Vẫn có những ý kiến cho rằng, nhập siêu là không đáng lo, bởi chủ yếu là nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

Thử điểm qua ngành thép. Với giá nhập khẩu phôi 850 USD/tấn, giá bán thép trong nước 18 triệu đồng/tấn, thì chỉ riêng phôi nhập khẩu đã chiếm 80% giá trị sản phẩm làm ra, nếu sử dụng hoàn toàn phôi nhập khẩu.

Hàm lượng Việt Nam trong sản phẩm càng thấp, thì sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam càng yếu trước những biến động thị trường thế giới…

Xem tiếp…


Du lịch nông nghiệp: Hướng đi mới cho nông thôn Việt Nam?

Tháng Bảy 15, 2008

Du lịch nông nghiệp còn là hình thức phát triển mối giao hòa về mặt văn hóa, con người giữa các vùng thông qua việc đến ở hoặc tham quan có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương…

 

Với diện tích gần 50.000ha cây ăn quả như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, bưởi, cam… Đồng Nai hiện là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn nhất khu vực miền Đông Nam bộ, sản lượng hằng năm đạt trên 300.000 tấn quả các loại, giá trị chiếm hơn 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. 

Xem tiếp…


Mở ra thị trường nghiên cứu

Tháng Bảy 2, 2008

Những ngày qua, thông tin về một hợp đồng chuyển nhượng bản quyền giống lúa trị giá 10 tỉ đồng gây xôn xao dư luận. Giá chuyển nhượng cao có phần nhờ đây là một sản phẩm có thị trường, khác với những sản phẩm nghiên cứu rồi… xếp xó khác

Giá trị của thị trường

PGS-TS Nguyễn Thị Trâm và giống luá TH3-3 được bán bản quyền 10 tỉ đồng. Ảnh: Đình Tường

PGS-TS Nguyễn Thị Trâm, nguyên phó viện trưởng viện Sinh học nông nghiệp (trường Nông nghiệp 1, Hà Nội) cho biết bà bắt đầu phát hiện giống lúa lai TH3-3 từ năm 2001, sau hơn bốn năm nghiên cứu cùng các cán bộ của viện, TH3-3 chính thức được công nhận hiệu quả và được cấp chứng nhận bản quyền. Từ năm 2005 cho đến cuối tháng 5.2008, giống lúa này đã được bà Trâm cung cấp cho thị trường giống ở nhiều địa phương, đạt kết quả khá cao (từ 600 – 1.000 tấn hạt lai/năm, năng suất năm sau cao hơn năm trước khoảng 20%). “Thực tế cho thấy giống lúa này rất được nông dân tin tưởng. Hiện diện tích cấy đã tăng lên 20.000 – 30.000 hecta. Thậm chí vụ xuân vừa qua, TH3-3 còn gây cơn sốt giống. Có thể nói chúng tôi bán TH3-3 là không chỉ bán bản quyền mà còn bán cả thị trường” bà Trâm nói.

Xem tiếp…