Tràn lan bột ngọt không nhãn mác

Tháng Sáu 16, 2009

TT – Thời gian gần đây bột ngọt không rõ nguồn gốc, đóng thành từng túi nhỏ được bày bán tràn lan ở nhiều chợ vùng ven Hà Nội. Tại chợ Hà Đông, chị Mai – một tiểu thương ở đây – cho biết giá loại này khá rẻ so với các loại bột ngọt khác có thương hiệu.

botngotxa 

Một sản phẩm Miwon chính hãng được sản xuất trong nước có giá 20.000 đồng/gói trọng lượng 454g, trong khi một gói bột ngọt không hạn sử dụng, không nguồn gốc xuất xứ giá chỉ 14.000 đồng. Theo chị Mai và một số tiểu thương ở chợ Hà Đông, bột ngọt loại này thường được đóng trong bao 50kg hoặc 25kg và vận chuyển từ Bắc Giang về bằng ôtô. Tiểu thương mua cả bao và về chia nhỏ ra túi nilông bán lẻ. Chị Mai cho biết bình quân mỗi tháng bán được vài tạ bột ngọt cho các cửa hàng cơm, phở…trong nội thành.

Trong khi đó, theo số liệu từ khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong bốn tháng đầu năm 2009, khoa đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng ngộ độc thực phẩm do dùng bột ngọt kém chất lượng.

HOÀNG MAI


Yêu cầu ngừng quảng cáo Chinsu không bột ngọt

Tháng Mười 13, 2008

TT – Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong vừa có văn bản yêu cầu nhà sản xuất sản phẩm Chinsu không bột ngọt ngừng quảng cáo. Đồng thời cho biết Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ phối hợp với thanh tra Bộ Y tế kiểm tra, làm rõ các sai phạm trong quảng cáo sản phẩm này.

Theo ông Phong, nhà sản xuất sản phẩm Chinsu không bột ngọt đã mắc hai sai phạm: quảng cáo khi chưa được cấp phép và sử dụng hình ảnh liên quan đến Bộ Y tế trong quảng cáo. Hiện hồ sơ xin phép quảng cáo sản phẩm Chinsu không bột ngọt mới nộp tới Bộ Y tế, nhưng hội đồng thẩm định đã yêu cầu sửa chữa nếu muốn quảng cáo, vì trong nội dung có sử dụng câu “theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế”. Sản phẩm này sử dụng chất điều vị 627, 631, thực chất cũng là bột ngọt nhưng lại quảng cáo “không bột ngọt”…

L.ANH

www.fdl.com.vnnhìn chung là các nhà sản xuất thực phẩm Việt Nam vẫn chăm bẵm tập trung vào “sáng tạo quảng cáo” hơn là “sáng tạo sản phẩm” bằng cách lợi dụng sự thiếu thông tin/ kém hiểu biết của người tiêu dùng.


Khởi nguồn của bột ngọt

Tháng Chín 19, 2008

Người sáng chế ra mì chính là 1 thanh niên người Nhật, tên là Ikeda, tốt nghiệp cử nhân hóa tại Viện Đại học Tokyo. Trong bửa ăn gia đình, vợ ông khi chế biến thường cho loại rong biển mà các đầu bếp Nhật vẫn thường dùng, và ông nhận thấy vị của thức ăn đặc sắc hẳn lên, ngọt hơn, có vị thịt hấp dẫn.

Tại phòng thí nghiệm của riêng mình, Kikunae Ikeda tìm hiểu rong biển có chất nào mà làm cho thức ăn thêm đậm đà vị thịt.Từ nghiên cứu, ông tách được axit glutamic từ rong biển Laminaria Japonica rồi chuyển thành natri glutamat. Ikeda đã gọi bạn hùn vốn lập cty sản xuất và đặt tên cho thương phẩm này là Ajinomoto theo tiếng Nhật là “tinh chất của vị ngon”.

Xem tiếp…


‘Mất 10 -15 năm mới làm sạch được Thị Vải’

Tháng Chín 19, 2008

Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Bắc Huỳnh, Cục phó Quản lý tài nguyên nước, khẳng định nước sông Thị Vải chứa nhiều axit, cyanua và một số chất độc khiến thực vật bị biển đổi khác thường. Để làm sạch sông Thị Vải phải mất 10-15 năm và phải tốn hàng trăm tỷ đồng.

Nước sông Thị Vải đen quánh. Ảnh: Thiên Chương

– Ông đánh giá thế nào về mức độ ô nhiễm của sông Thị Vải?

– Thị Vải là một trong những điểm nóng nhất nước ta hiện nay về ô nhiễm môi trường nước. Theo điều tra của cơ quan chuyên môn, nước sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nhiều độc tố từ các cơ sở công nghiệp, tổ chức, cá nhân xả thẳng ra sông.

Ví dụ Vedan sử dụng sắn để sản xuất bột ngọt và một số sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, họ sử dụng nhiều loại hóa chất độc hại. Nếu chúng chỉ dư thừa ở trong nước, hay những sản phẩm có tính chất trung gian không sử dụng được thải ra môi trường thì cực kỳ nguy hiểm, bởi có nhiều loại độc tố, như Cyanua. Ngoài ra, một số cơ sở giấy thải ra chất tẩy, axit, gây ô nhiễm trầm trọng cho Thị Vải.

Xem tiếp…