Ba kích

Tháng Mười Hai 13, 2008

Cây ba kích còn có tên là ruột gà, ba kích nhục, liên châu ba kích. Tên khoa học: Morinda offcinalis How. Thuộc họ cà phê Rubiaceae.

bakich02

Người ta dùng rễ phơi hay sấy khô của cây ba kích để dùng. Ba kích có tác dụng ôn thận, trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp, đau lưng mỏi gối. Theo kinh nghiệm dân gian thì ba kích còn được biết đến như một vị thuốc bồi bổ trí não và tinh khí. Tuy nhiên những người bị táo bón, hoả thịnh không được dùng.

Xem tiếp…


Phát hiện quần thể trà hoa vàng quý hiếm

Tháng Chín 24, 2008

Các nhà khoa học Việt Nam vừa phát hiện một quần thể trà hoa vàng, loài cây có giá trị kinh tế và y dược cao rất quý hiếm tại một cánh rừng thuộc thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đây là quần thể trà hoa vàng thứ ba được phát hiện tại tỉnh Lâm Đồng, sau hai quần thể trà hoa vàng ở huyện Đạ Huoai và Vườn quốc gia Cát Tiên. Những phát hiện này có ý nghĩa lớn đối với công tác bảo tồn loài này vì trà hoa vàng là loài quý hiếm, có giá trị y dược cao.

Theo TS. Trần Ninh, ĐHKH Tự nhiên – ĐHQGHN, Camellia Dormoyana – loài trà hoa vàng đầu tiên của thế giới được phát hiện ở Lâm Đồng vào đầu hế kỷ XX. Được biết, trà hoa vàng mới chỉ được phát hiện ở Việt Nam và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng Vườn Camellia Quốc tế; trồng nhân tạo vùng trà hoa vàng nguyên liệu rộng hàng chục hécta; nghiên cứu thành công các chế phẩm và sản xuất, xuất khẩu hàng loạt dược liệu và thực phẩm chức năng làm từ trà hoa vàng như Superior tea, Golden Camellia… Một chai Golden Camellia trị giá khoảng 4,76 triệu đồng Việt Nam.

Xem tiếp…


Người bảo tồn thảo dược vùng Bảy Núi

Tháng Chín 13, 2008

Sự khai thác tràn lan đã làm nhiều loài thảo dược quý vùng Thất Sơn mất dần. Có người vì muốn bảo tồn, nhân giống các loài cây quý đã đi khắp nơi sưu tầm…


Đó chính là lương y Nguyễn Thiện Chung, chủ tịch Hội Đông y huyện Tịnh Biên. Nhà ông Chung nằm dưới chân núi Đất Lớn, xã An Phú, Tịnh Biên, An Giang, có vườn thuốc nam rộng lớn vừa trồng phía sau sân nhà vừa trồng xen lẫn dưới tán cây rừng cổ thụ phía trên núi, diện tích trên 3ha, với gần 200 loài thảo dược.

Ông khoe đây là những loại cây chỉ có ở vùng Thất Sơn như sa nhân, bạch đậu khấu, ngũ linh chỉ có ở núi Cấm, kim điền thảo bắc ở núi Sam, bạch thau đá ở núi Tô, huỳnh kỳ ở núi Két, dái khỉ ở núi Đất Lớn, núi Ngang… Không chỉ sưu tầm trong vùng Bảy Núi, ông còn đến các tỉnh xa. Để tìm được chùm đọt ông đến tận Cai Lậy, Tiền Giang, ngải móng trâu phải lên Đắc Nông, ngải năm ông tới tuốt núi Cậu, Bình Dương…

Xem tiếp…


Cỏ mực

Tháng Bảy 3, 2008

Cỏ mực hay cỏ nhọ nồi (danh pháp khoa học: Eclipta alba Hassk., đồng nghĩa: Eclipta prostrata L.) là một cây thuộc Họ Cúc.

Mô tả

Cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30-40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt.

 

Xem tiếp…


Chóc máu

Tháng Bảy 3, 2008

Chóc máu hay chóp máu, chóp mào (danh pháp khoa học: Salacia chinensis), là một loài dây leo cao 1-2 m, cành nhỏ có cạnh, mặt dưới lá màu lục nâu; quả mọng, hình quả lê, chóp quả màu đỏ, thuộc họ Dây gối (Celastraceae).

Y học

Được xem là loài biệt dược có khả năng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, chóc máu đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Tại Việt Nam, ngoài Vườn quốc gia Bạch Mã, nơi đang bảo tồn nguồn gen chóc máu thì ở núi Kim Phụng, thôn Hải Cát, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế người dân cũng đã phát hiện loài dược liệu này.


Canh ki na

Tháng Bảy 3, 2008

Canh ki na (danh pháp khoa học: Cinchona) là một chi của khoảng 25 loài trong họ Thiên thảo (Rubiaceae), có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Chúng là các loại cây bụi lớn hay cây thân gỗ nhỏ cao từ 5–15 mét với lá xanh quanh năm.

Xem tiếp…


Bọ mắm

Tháng Bảy 3, 2008

Cây Bọ mắm, cũng có tên là cây thuốc giòi, là một loài thực vật dạng cây thảo mọc hoang.

Xem tiếp…


Anh túc

Tháng Bảy 1, 2008

Anh túc hay còn gọi là a phiến (người Tày gọi là cây nàng tiên), là loài thực vật có danh pháp khoa học là Papaver somniferum, thuộc họ Anh túc (Papaveraceae). Được xem là cây dược liệu quý. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y. Chiết suất của cây này làm gây nghiện nặng. Ngành y học khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp thông thường, phải có sự chỉ định chi tiết và giám sát trực tiếp của bác sỹ. Việc sử dụng quá mức đã gây ra thảm họa cho xã hội và đất nước. Chính phủ Việt Nam đã cấm trồng cây này, lập hẳn một đơn vị phòng chống ma túy kiểm soát; thuốc phiện và các chất được tinh chiết từ nó, và các chất gây nghiện khác như cần sa

Xem tiếp…