Bún ốc ngày xưa…

Tháng Một 20, 2010

SGTT – Bây giờ, nếu bạn đi ăn bún ốc quán Thanh Hải (12/14 Kỳ Đồng, Q.3, TP. HCM) vào các buổi tối thứ bảy, chủ nhật, dù không phải xếp hàng như phở 49 Bát Đàn, Hà Nội, nhưng bạn cần phải kiên nhẫn vì sẽ có đông người chờ đợi trước bạn. Và, nếu 26 năm trước, bạn đã một lần ăn tô bún gánh lề đường ở đầu con hẻm này, bạn sẽ gặp lại y nguyên hương vị cũ ấy trong tô bún của quán Thanh Hải hôm nay.

Bún ốc ở quán Thanh Hải trong con hẻm Kỳ Đồng

Chị Hải cho biết, trước khi rời quê (Thái Bình), chị là một cô gái nhà quê, không hề biết buôn bán là gì. Năm 1973, vừa cưới nhau xong, anh Phạm Văn Khánh, chồng chị, phải theo đơn vị đi B ngay. Sau 30.4.1975, trong khi mọi người sống trong niềm vui ngập tràn kết thúc chiến tranh, với chị Hải đó là những ngày, những đêm dài vô tận mong ngóng tin chồng. Mãi đến đầu năm 1976 chị mới trút được gánh nặng quá sức khi anh có tin về là mình vẫn còn sống. Nhưng đến 1977 anh Khánh vẫn chưa thể thu xếp được một lần về phép. Cho đến lúc đó, Hà Nội chỉ cách quê hơn trăm cây số mà chị còn chưa lần đặt chân tới, nói chi Sài Gòn dịu vợi cả ngàn cây số tận miền Nam. Thế nhưng, chị vẫn khăn gói một mình vào Nam tìm chồng. Hơn chín tháng sau chuyến phiêu lưu ấy, cậu con trai đầu lòng ra đời. Anh chị đặt cho con cái tên Nam để ghi dấu chuyến đi xa nhất của đời chị.

Đọc tiếp »


Từ Cái Bè đến Sài Gòn ăn vịt chỉ

Tháng Mười Một 3, 2009

SGTT – Tiết trời Sài Gòn đã bắt đầu hơi se mát vào buổi sáng, thi thoảng có những cơn mưa rào cuối chiều. Cái không khí như giục giã bước chân đi. Bữa nọ theo ông anh về thăm quê ở vùng Cái Bè, Tiền Giang, thấy ruộng mùa này đã đầy ăm ắp nước. Đứng trên bờ đê buổi chiều lộng gió nhìn ra thấy cơ man là vịt. Vịt thả đồng.

Ông lão nông đội chiếc nón tơi, tay cầm cây sào đuổi vịt nói: “Mùa nước nổi ở đây chưa đến mức ngập lụt hiên nhà, nhưng nước cũng đủ tràn đồng. Lúa cũng hết. Vịt lứa này còn non một tháng là có thể gánh ra chợ”.

Về Sài Gòn, nhóm bạn nhậu nghe chuyện bỗng thèm ăn món vịt. Ừ, thì đi. Không biết người thành thị sao chớ dân miền Tây chưa mất gốc nghe nói đến vịt không cần suy nghĩ cũng có thể kể vanh vách một tràng “khoa học thường thức” về các món vịt.

vitchi

Từ vịt luộc với cháo vịt, vịt nấu măng thông thường đến vịt nướng, vịt tiềm thuốc bắc, vịt nấu chao, vịt quay, vịt hầm rút xương, vịt nấu cam, vịt om nước dừa… khá công phu và cầu kỳ.

Nội các món vịt nướng tuỳ theo khẩu vị của từng vùng đã có gần một tá kiểu nướng khác nhau: vịt nướng chao, nướng giả cầy, nướng mật ong, nướng vang, nướng chanh muối, nướng lá chanh, nướng xốt giấm đỏ, nướng sả ớt… Riêng cái món tiết canh vịt thì miễn phải bàn.

Đọc tiếp »


Vedan nhận giải “Sản phẩm vì sức khoẻ cộng đồng năm 2009”: ba chục triệu đồng “chuộc tội” môi trường

Tháng Mười 26, 2009

SGTT – Hơn một năm kể từ ngày bị phát hiện xả nước thải “bức tử” sông Thị Vải và gây thiệt hại cho hàng chục ngàn hộ dân sống ven bờ, Vedan vẫn chưa bồi thường một xu nào. Trong lúc “luồn lách” giữa những bất cập của luật lệ, né tránh và đẩy trách nhiệm “phán quyết” về các cơ quan quản lý, thì vào giữa tháng 10.2009, Vedan lại được nhận giải thưởng “Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khoẻ cộng đồng năm 2009”.

vedan4

Đúng một năm trước, bộ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường (TN–MT) Phạm Khôi Nguyên tuyên bố: “Đối với Vedan không thể châm chước một điều gì. Doanh nghiệp này đã gian dối ngay từ khi xây dựng nhà máy nên phải xử lý đến cùng. Vedan đã vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm đạo đức đối với môi trường và lừa dối pháp luật Nhà nước Việt Nam. Tôi theo đuổi Vedan từ năm 1997, họ lừa dối và xảo quyệt khi đổ một tấn chất thải sau lên men vào rừng cao su, người dân được 100.000 đồng và tung tin là có lợi cho cây trồng. Rồi lại thông tin, chất sau lên men tạo rong biển, thức ăn cho cá rồi đổ ra biển Vũng Tàu”. Từ đó, vụ gây ô nhiễm lớn nhất nước “có tính chất lừa đảo, xảo trá thông qua việc áp dụng những kỹ thuật khoa học tiên tiến hết sức tinh vi và hiện đại” như lời ông Nguyên nhận định cứ “teo” dần theo ngày tháng. Lúc đầu tưởng chừng như vụ việc bị khởi tố, xử lý hình sự, Vedan buộc phải đóng cửa nhưng cuối cùng công ty này chỉ nộp phạt và tiếp tục gây bức xúc. Bộ TN–MT “đẩy bóng” cho tỉnh Đồng Nai, tỉnh này lại đẩy ngược lên bộ và ngay cả khi Thủ tướng chỉ đạo xử lý rốt ráo thì “rào cản” luật thiếu và hở lại được đưa ra. Còn những người nông dân mất đìa tôm, ao cá, trắng tay vì ruộng đồng ô nhiễm thì cứ mãi vô vọng trong việc chờ Vedan đền bù…

Đọc tiếp »


Chuyện kể của những ngư dân trở về từ cõi chết

Tháng Mười 14, 2009

Đã hơn 7 ngày trôi qua, trên gương mặt của những ngư dân trở về từ cõi chết nơi biển khơi xa vẫn chưa hết bàng hoàng. Bởi hơn 200 ngư dân của 17 con tàu đánh bắt không chỉ bị bão quật tơi bời, mà còn bị đánh đập, trấn cướp hết tài sản.

Bị sóng biển quần xéo suốt 3 ngày đêm trôi dạt tứ tán trên đường về với đất liền, những ngư dân đã kể lại cho phóng viên VietNamNet nghe những giờ phút kinh hoàng trên biển, đó là 3 lần thoát chết, hơn 192 giờ nghẹt thở vì cái chết treo lơ lửng trên đầu…

Nỗi kinh hoàng giữa biển xa

Hơn 2 ngày đêm bị bão dữ đuổi chạy giữa biển khơi xa, đến khi cùng đường, 17 chiếc tàu đánh cá của hơn 200 ngư dân đảo Lý Sơn và xã Bình Châu, huyện Bình Sơn Quảng Ngãi đành chạy vào trú bão tại đảo Hoàng Sa lúc chiều tối ngày 28-9.

Lão ngư Nguyễn Văn Bay, vừa thoát chết trở về cùng 10 thuyền viên trên tàu QNg-5012 vẫn chưa hết bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến những giờ phút kinh hoàng mà theo lời ông kể là chưa từng thấy bao giờ. Lão ngư Nguyễn Văn Bay là một tài công cứng cựa đã từng lướt sóng cưỡi gió, ngạo nghễ trước những trận cuồn phong giữa biển khơi hơn 3 chục năm nay.

ngudanbicuop1 

Tàu anh Trương Minh Quang ở Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi trở về trong tơi tả vì bị bão đánh và bị cướp

Nhưng điều vừa làm ông bàng hoàng đó là cách con người ứng xử với nhau. Ông đã tận mắt chứng kiến những người mặc sắc phục hải quân Trung Quốc đã nhẫn tâm đánh đập, hành hạ những bạn nghề của ông ngay tại đảo Hoàng Sa khi ông cùng hơn chục tàu cá vì cùng đường phải táp vào tránh cơn bão dữ hôm 28-9.

Đọc tiếp »


Trứng gà Trung Quốc ngâm axít

Tháng Mười 14, 2009

SGTT – Một làng ở Hà Nội mỗi ngày “biến” hàng triệu quả trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta bằng cách ngâm qua axít, khiến người tiêu dùng thêm một lần nữa rùng mình. Các chuyên gia cho rằng, việc dùng axít để tẩy trứng có thể khiến hoá chất độc hại này xâm nhập vào bên trong trứng.

Nhiều điểm bán trứng “gà ta” giả

 trunggatrungquoc

Trứng được gọi là trứng gà ta thường được bán ở lề đường. Ảnh: Anh Quang

Từ lề đường đến các chợ trên địa bàn TP.HCM hiện bày bán khá nhiều trứng gà màu trắng nhạt, người bán nói là trứng gà ta. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, phần nhiều là trứng gà công nghiệp được tẩy trắng bằng một loại axít chứ không phải trứng gà ta chính hiệu.

Sáng 13.10, ghé chợ Thái Bình, quận 1 (TP.HCM), phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị mua một chục trứng màu trắng nhạt, theo chủ sạp là gà ta chính hiệu lấy từ Lâm Đồng về. Giá loại trứng này đắt gấp đôi so với trứng gà công nhiệp (có màu nâu), với giá 3.700đ/quả. Trứng gà ta này không đóng trong bao bì, không có tem hoặc tên thương hiệu như những loại khác, nó được bà chủ sạp úm hết vào trong giỏ tre đựng đầy trấu nhét ở dưới gầm bàn. Chúng tôi luộc 10 quả trứng gà này, kết quả là có năm quả bị hư, mùi thum thủm. Tỷ lệ lòng trắng nhiều, lòng đỏ rất ít nhưng lại có màu vàng nhạt giống như trứng gà công nghiệp chứ không đỏ sẫm như trứng gà ta chính hiệu.

Đọc tiếp »


Canh chua lá gai

Tháng Mười 6, 2009

SGTT – Mỗi vùng có một vài món canh chua đặc sắc mang đậm hương vị địa phương. Ngay tại ngoại ô Sài Gòn có một món canh chua mà không phải ai cũng biết, đó là canh chua lá gai.

canhchualagai

Đôi khi người ta thấy ở một góc nào đó của những cái chợ chồm hổm vùng ven thành phố hình ảnh một phụ nữ quê bày bán mớ hàng bông nhà vườn với vài chục trái khổ qua đèo, dăm ba cái mụt măng mới xắn, bó hành hương nhỏ rít, nhúm ớt hiểm đỏ ối và rổ lá gai xanh ngọt màu đọt chuối… Những thứ hàng bông “nhà quê” thứ thiệt này hình như đã trở thành hàng hiếm trong thời buổi cái gì cũng có thể nuôi trồng đại trà.

Đọc tiếp »


Đường bị làm giá

Tháng Tám 17, 2009

Sau tuần đầu tháng 8, giá đường bán lẻ trên thị trường đã tăng lên mức 16.000 đồng/kg, tăng khoảng 50% so với đầu năm.

giaduong 

Giá đường tăng hơn 50% so đầu năm, trong khi thống kê của cơ quan chức năng cho thấy nguồn cung đường không thiếu! Ảnh: Hồng Thái

Bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, chủ cơ sở bánh trung thu Thành Long (TP.HCM) cho biết: giá mua sỉ đường tại nhà máy đã lên gần 14.000đ/kg, chỉ ưu tiên khách quen (!). Trên thị trường, giá đường tại chợ Bà Chiểu ngày 16.8 ở mức 16.000 đồng/kg. Cùng ngày, tại các siêu thị Co-opmart, giá đường Biên Hòa Vitamin A là 15.500 đồng/kg; đường tinh luyện Biên Hòa là 15.200 đồng/kg; đường kính trắng Thành Công 15.000 đồng/kg… Tính ra, giá này đã tăng so với thời điểm đầu năm khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg.

Đọc tiếp »


Canh chua ba khía

Tháng Tám 17, 2009

SGTT – Giá trị kinh tế của con ba khía ngày xưa không cao, và chỉ có một cách chế biến phổ biến là muối (mắm ba khía), và con ba khía muối đã gắn liền với những bữa cơm đạm bạc trong gia đình lao động nghèo. Ngày nay, con ba khía được những người sành ăn “chắp cánh” làm nhiều món ăn khá độc đáo như: ba khía hấp bia chấm muối ớt, rang muối, rang me… Trong đó phải kể đến món “ba khía nấu canh chua cơm mẻ bắp chuối”.

canhchuabakhia

Ba khía bắt được hay mua ở chợ, chọn con cái, trọng lượng nhỏ, cầm chắc tay, yếm cứng (con đực lớn, cứng, ít thịt). Cho ba khía vào xô nhựa cùng với một cục nước đá để chúng “ngủ đông” quên kẹp! Sau đó bắt từng con ra và dùng dao chích nơi yếm cho ba khía chết. Tách mai, yếm, ngoe, càng, bỏ đi, chỉ lấy phần thân (hay để nguyên thân, càng, tuỳ thích) Rửa sạch để ráo. Xào sơ với sả, mỡ, tỏi cho thơm để ra dĩa…

Đọc tiếp »


Chè sâm bổ lượng

Tháng Bảy 24, 2009

SGTT – Chỉ cần mươi ngàn đồng là người ta có thể thưởng thức một ly sâm bổ lượng, một loại thực phẩm chức năng ngon lành, rẻ tiền

samboluong

Với những nguyên liệu đã được y học cổ truyền công nhận như hạt sen, củ sen, đại táo, bạch quả, nhãn nhục, bo bo, đậu xanh, phổ tai… thì sâm bổ lượng rõ là món ăn dùng để làm mát, an thần và bổ dưỡng. Ngoài những vị giúp thanh nhiệt thì bạch quả là một vị thuốc quý, được mệnh danh là cây trường sinh với tuổi thọ cả ngàn năm. Bạch quả với công dụng làm chậm quá trình lão hoá tế bào thần kinh giúp tăng cường trí nhớ, phòng ngừa chứng tai biến mạch máu não…

Đọc tiếp »


Cơ hội và thách thức mới ở thị trường Mỹ

Tháng Bảy 8, 2009

SGTT – Không chỉ vú sữa Lò Rèn, thanh long, măng cụt, sầu riêng mà ngay cả sả, ớt, khoai các loại, nấm rơm… cũng đã có mặt ở các siêu thị lớn tại New York, Washington, California (Mỹ), theo khảo sát của trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Tiền Giang

ttmy 

Thanh long Việt Nam đã xuất hiện trong các siêu thị Mỹ. Ảnh: TL 

Nhiều người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng các loại nông sản trồng ở đồng bằng sông Cửu Long vì có chất lượng, hương vị độc đáo. Chẳng hạn chôm chôm và mít phải được trồng ở Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long. Bắp chỉ bán được nếu đúng là bắp Chợ Gạo (Tiền Giang). Còn xoài cát chu, Hoà Lộc phải được trồng ở Tiền Giang.

Đọc tiếp »


Có Global GAP chưa đủ

Tháng Bảy 8, 2009

Sáng 7.7, tại hội trường khoa NN&SHƯD trường Đại học Cần Thơ, ông Xavier Bocquillet, đại diện công ty Quali Service đã trao đổi với các chủ trang trại, lãnh đạo các Sở NN-PTNT về “Sản xuất nông nghiệp theo quy trình Globalgap và thương mại công bằng”. Theo ông nền nông nghiệp Việt Nam có lợi thế: vị trí chiến lược của Châu Á trong việc xuất khẩu và khách hàng ở châu Âu mong muốn mua hàng tại Việt Nam. Việc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hóa quốc tế: ISO(9000,14000), GAP… rất quan trọng cho sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, cần hướng dẫn các đối tượng có liên quan trong việc áp dụng tiêu chuẩn Globalgap và giải thích thương mại công bằng có lợi cho người sản xuất như thế nào?

Theo nhiều nông dân, nhiều nhà phân phối tại Việt Nam coi trọng tiêu chuẩn Global GAP. Tuy nhiên, ngòai chứng nhận global Gap, nhà sản xuất còn phải bảo đảm yêu cầu giao nhận của siêu thị, giá cả tăng khỏang 5-10%, nhưng chi phí để được chứng nhận Global Gap quá lớn và thời gian thanh toán quá dài.

Thanh Phụng


Chợ gia súc ở cực bắc Tổ quốc

Tháng Bảy 1, 2009

Người bồng lợn, người ôm cặp gà, người rao đàn chó con, cùng trao đổi ngã giá. Sau màn mua bán, họ lại dắt nhau vào hàng rượu uống đến no say mới về. Độc giả Kỳ Duyên chia sẻ những hình ảnh ở phiên chợ gia súc ở thị trấn Đồng Văn, Hà Giang.

hagiang1

Người dân đến chợ từ sớm.

Cứ chủ nhật, chợ gia súc trên cao nguyên đá Hà Giang lại đón hàng nghìn đồng bào thuộc các dân tộc về tụ hội, trao đổi buôn bán. Để có thể tới kịp dự phiên chợ, những người dân ở các bản xa phải dắt theo trâu bò, gà lợn băng rừng xuyên đêm, đi tới ba bốn ngày mới tới.

Đọc tiếp »


Vịt tiềm ở đâu ngon

Tháng Sáu 23, 2009

SGTT – Trước năm 1975 mì vịt tiềm gần như là một món riêng của khu Chợ Lớn và của các đầu bếp người Hoa. Nhưng ngay cả ở đây cũng chỉ có vài ba nơi bán món mì được xem là cao cấp, hiếm người biết cách nấu

vitiem 

Đến thời mở cửa, kinh tế phát triển món mì vịt tiềm dần dần được hồi phục. Lần phục hồi này lại có cái hay là giúp cho món mì vịt tiềm “bung” ra nhiều khu vực ngoài vùng Chợ Lớn và cho đến hiện nay cửa tiệm nào cũng nhộn nhịp, đông khách. Trong quận 1, trên đoạn đường Đinh Tiên Hoàng đến cầu Bông có mấy cửa tiệm. Quận Bình Thạnh thì mì vịt tiềm tập trung liên tiếp nhiều cửa hàng trên đường Nơ Trang Long qua khỏi trung tâm Ung bướu và khu chợ Thị Nghè. Quận Phú Nhuận thì nổi tiếng có quán mì ở ngã ba Nguyễn Trọng Tuyển – Phan Đình Phùng. Quận 4 thì có một tiệm ở đường Hoàng Diệu. Quận 8 thì mì vịt tiềm có mặt trên đường Tuy Lý Vương, quận 10 thì có vài xe dọc trên đường Nguyễn Tri Phương. Quận 11 cũng có vài tiệm gần nhau trên đường Bình Thới. Nhưng thủ phủ của mì vịt tiềm vẫn là quận 5 với nhiều điểm bán tập trung có từ hai đến ba hàng, chẳng hạn trên đoạn đường Nguyễn Trãi từ Trần Phú đến Huỳnh Mẫn Đạt có hai tiệm mì vịt tiềm lúc nào cũng đông khách, khu La Kay – Nguyễn Tri Phương, đoạn Trần Tuấn Khải và những xe mì vịt tiềm rải rác ở các tụ điểm ăn uống về đêm.

Đọc tiếp »


Nước mắm làm bằng nước… dừa

Tháng Sáu 20, 2009

Nhóm tác giả thuộc khoa công nghệ sau thu hoạch, trường đại học Hùng Vương (TP.HCM) vừa nghiên cứu thành công quy trình chế biến nước mắm từ nước dừa. Với khoảng 20 lít nước dừa già cho vào xoong nấu cho sôi. Sau đó nhỏ lửa giữ cho độ sôi đều, cho đến khi còn lại khoảng 2 – 3 lít. Khi nước dừa ngả sang màu vàng thì cho thêm muối, ít gừng, ít nước mắm, thử vừa đủ độ mặn thì dừng, để nguội, cho vào chai. Thời gian nấu được 2 – 3 lít mắm dừa phải mất gần cả ngày. Theo ThS Lê Thanh Hải, nước mắm dừa là một món ăn dân dã, dễ làm, mang hương vị đồng quê, là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Nước mắm dừa cũng giống như bao mắm khác, cũng có màu vàng, có vị mặn và để lâu mấy cũng không hư, lại có mùi vị thơm ngon đặc biệt nên được xem như một món đặc sản của xứ dừa.

Thanh Nhã


Nước uống trà xanh thiên nhiên ở Việt Nam làm từ trà khô và bột trà!

Tháng Sáu 20, 2009

Những hiểu biết căn bản về nước ngọt (soft drinks) có thể giúp bạn phần nào trong việc lựa chọn sản phẩm thực sự hữu ích cho mình và gia đình.

Nhìn từ nguyên liệu

Nguyên liệu căn bản nhất là nước, thường là nước tinh khiết (pure water) được tinh lọc với nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo công nghệ và thiết bị xử lý nước. Nếu không đảm bảo, sản phẩm sẽ vẩn đục, lắng cặn, nhiễm vi sinh…

Đường hoặc chất tạo ngọt (sweeteners) thường được gọi một cách “dân gian” là đường hoá học. Không phải loại đường hoá học nào cũng là tội đồ gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Saccharin đã bị cấm trên cả thế giới nhưng aspartame, sucralose… “được phép sử dụng”. Chúng còn là thứ không có gì để thay thế trong sản xuất sản phẩm cho người có tiền sử tiểu đường.

Hương liệu (flavor): hầu hết các loại nước ngọt đều có gia hương liệu nhân tạo với nhiều mức độ khác nhau để tạo mùi thơm giống tự nhiên, tạo cảm giác dễ chịu. Có hai cấp độ: dùng để sản xuất công nghiệp và dùng để sản xuất trong thực phẩm. Ví dụ hương chè xanh dùng cho bột giặt không thể là hương chè xanh dùng trong nước chè xanh để uống. Hương liệu dùng trong chế biến công nghiệp thường có tạp chất, đôi khi là độc chất, sẽ rất nguy hiểm nếu dùng cho thực phẩm.

Đọc tiếp »


Trung Quốc dự trữ thịt heo đông lạnh để bình ổn giá

Tháng Sáu 16, 2009

Bộ thương mại Trung Quốc ngày 15.6 cho biết bắt đầu dự trữ thịt heo đông lạnh để hỗ trợ giá thịt heo nội địa không bị giảm quá mạnh.

Động thái này nhằm hỗ trợ người nuôi heo, trong khi lượng thịt heo đang dư vì nguồn cầu giảm. Khoảng 74 nhà sản xuất thịt heo được chấp thuận tham gia vào chương trình dự trữ thịt heo đông lạnh quốc gia. Bộ này cho biết, chính phủ sẽ ngưng dự trữ thịt heo khi giá thịt trên thị trường ổn định.

Bắc Kinh bắt đầu hỗ trợ các nhà chăn nuôi hai năm trước đây, khi số lượng heo giảm vì bị bệnh, khiến giá thịt heo tại Trung Quốc tăng cao. Tuy nhiên, giá sỉ thịt heo từ đầu năm tới nay đã giảm 26,5%.

Các nhà phân tích nghi ngờ khả năng ổn định giá của chính phủ thông qua phương pháp này, vì kế hoạch dự trữ ngô, bã đậu trước đó từng thất bại.

K.D (Straits Times)


Tràn lan bột ngọt không nhãn mác

Tháng Sáu 16, 2009

TT – Thời gian gần đây bột ngọt không rõ nguồn gốc, đóng thành từng túi nhỏ được bày bán tràn lan ở nhiều chợ vùng ven Hà Nội. Tại chợ Hà Đông, chị Mai – một tiểu thương ở đây – cho biết giá loại này khá rẻ so với các loại bột ngọt khác có thương hiệu.

botngotxa 

Một sản phẩm Miwon chính hãng được sản xuất trong nước có giá 20.000 đồng/gói trọng lượng 454g, trong khi một gói bột ngọt không hạn sử dụng, không nguồn gốc xuất xứ giá chỉ 14.000 đồng. Theo chị Mai và một số tiểu thương ở chợ Hà Đông, bột ngọt loại này thường được đóng trong bao 50kg hoặc 25kg và vận chuyển từ Bắc Giang về bằng ôtô. Tiểu thương mua cả bao và về chia nhỏ ra túi nilông bán lẻ. Chị Mai cho biết bình quân mỗi tháng bán được vài tạ bột ngọt cho các cửa hàng cơm, phở…trong nội thành.

Trong khi đó, theo số liệu từ khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong bốn tháng đầu năm 2009, khoa đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng ngộ độc thực phẩm do dùng bột ngọt kém chất lượng.

HOÀNG MAI


Biên mậu Việt Trung tại… Lục Ngạn

Tháng Sáu 12, 2009

SGTT – Lục Ngạn – vựa vải thiều nổi tiếng khắp nước – cách cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn khoảng 120 cây số và cách cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu hơn 300 cây số đường bộ. Cửa khẩu này là nơi “ăn” vải Lục Ngạn nhiều nhất hiện nay theo hình thức biên mậu. Nhưng đến Lục Ngạn mới thấy biên mậu đã tiến vào ngay trong lòng huyện vải này…

bienmau

Thương nhân lề đường người Trung Quốc (người ở trần) đang định giá vải tại Lục Ngạn

Thương nhân lề đường

Trong 44.000 hecta trồng vải mang lại sản lượng 120.000 tấn vải năm nay của Bắc Giang thì vải của huyện Lục Ngạn là có chất lượng “xịn” nhất, nổi tiếng nhất, càng cao cấp khi tại huyện, đã có 2.500 hecta trồng được vải theo đúng quy trình GAP. Đến Lục Ngạn giữa chính vụ, sáng ngày 10.6, chúng tôi thấy trên trời dưới vải, vải tràn xuống lòng đường làm tắc nghẽn giao thông vì mỗi nhà vườn nườm nượp tự chở những sọt, thùng gỗ ngập vải đến cân tại các vựa dọc đường 31, con đường độc đạo nối tỉnh với huyện.

Đọc tiếp »